Thứ Tư, 28 tháng 11, 2012

Nguồn cơn chuyện đổ xô đi học thạc sĩ


Nguồn cơn chuyện đổ xô đi học thạc sĩ

(Dân trí) - Bài “Đổ xô đi học thạc sĩ” của tác giả Yến Anh đã “xui khiến” người viết bài này nói thêm, để chúng ta cùng suy ngẫm…và hy vọng có thể cải thiện tình hình trước khi quá muộn.
 >>  Đổ xô đi học thạc sĩ

Ngày ấy

Ngày ấy

Từ sau 1975 nhiều trường đại học Việt Nam đã bắt đầu đào tạo sau đại học (post-universitaire), tức là đại học + 2 năm. Lúc ấy chúng ta chưa đào tạo tiến sĩ (khi ấy gọi là phó tiến sĩ). Những năm tháng ấy muốn có phó tiến sĩ phải sang các nước XHCN Đông Âu, nhiều nhất là Liên Xô. Chưa ai dám mơ đặt chân sang các nước Anh, Pháp, Mỹ, ÚcCanada để làm nghiên cứu sinh. Đơn giản vì Việt Nam và các quốc gia ấy chưa có ký kết hợp tác đào tạo sau đại học, thậm chí cả bậc đại học và cả các loại hình đào tạo khác.
 
Cũng còn một lí do “tế nhị” nữa là mấy “anh tư bản” không coi bằng tốt nghiệp phổ thông cũng như bằng đại học của Việt Nam tương đương (correspondence) với họ. Cũng như họ không công nhận Phó tiến sĩ của các quốc gia XHCN Đông Âu ngang bằng với Tiến sĩ (docteur) của họ.

Có lẽ vì thế, chúng ta, cách đây không lâu, hình như đó là một ngày rất đẹp trời, sau một đêm ngủ dậy, nhiều trăm Phó Tiến sĩ Việt Nam thành Tiến sĩ để ngang bằng với thiên hạ. PTS trở thành… “lịch sử”.

Có một trường đại học tại Hà Nội mà tôi rất biết, giảng viên đã 5, 7 năm đứng trên bục giảng, khi sang Pháp học những năm 80, 90 Chính phủ Pháp cũng chỉ cho họ vào học năm thứ 3 (Licence). Sau 2 năm học khá vất vả lấy được bằng đại học (Maitrise) của họ. May mắn được đi tiếp (sau vài năm về nước giảng dạy) thì lại sau 2 năm dùi mài mới lấy được bằng DEA (tương đương Thạc sĩ). Cũng không ít người về nước mà chẳng có được bằng gì.

Cùng thời gian ấy, một số đồng nghiệp đi Úc, Anh (lần 2) may mắn hơn chỉ sau 1 năm lấy được bằng Master (vì sau đại học của xứ sở ấy chỉ 1 năm, hoặc 1 năm rưỡi).

Những năm tháng ấy để được đi học sau đại học (Thạc sĩ bây giờ) trong nước không phải dễ. Tiêu chí đầu tiên phải là giảng viên đại học (lúc ấy gọi là cán bộ giảng dạy), nghiên cứu viên (lúc ấy gọi là cán bộ nghiên cứu) của các Viện, có 5 năm công tác. Và nhiều tiêu chí khác, khá “rắn”. Và cuối cùng, phải trải qua một cuộc thi tuyển rất nghiêm túc. Những người được cử đi làm nghiên cứu sinh ở các nước XHCN Đông Âu như nói ở trên còn được chọn lọc kỹ hơn, nhất là về đề lí lịch. Nói chung để được học sau đại học , phải qua không ít cửa ải. Có lẽ vì thế, khi ấy hầu hết những người có bằng Cao học (đại học + 2), bằng PTS (đại học +4) đều ít bị kêu ca về trình độ.

Bây giờ

Bạn Yến Anh dùng chữ “đổ xô” đi học đủ thấy rằng, học sau đại học giờ đây không còn khó khăn gì. Vì sao? Học tập được khuyến khích. Ai muốn học đều có thể. Tốt nghiệp đại học (có bằng Cử nhân) đang chờ kiếm việc, đi học. Vừa có việc làm, đi học. Ở lại trường làm giảng viên tập sự, bắt buộc phải đi học. Học sau đại học (2 năm làm Thạc sĩ, 2 đến 3 năm làm Tiến sĩ), được mời chào, khích lệ…Có thiểu năng mới không học.

Dự án đến 2020 Việt Nam phải có thêm 20.000 Tiến sĩ thì phải học rồi. Đến nỗi ở nhiều lĩnh vực chẳng dính líu gì đến nghiên cứu giảng dạy cũng có dự án Tiến sĩ hóa cán bộ ở cấp tỉnh, cấp huyện.

Người người học Thạc sĩ, nghìn nghìn học Tiến sĩ, rồi vừa làm vừa học. Ai bận hơn Chủ tịch Tỉnh mà nhiều vị vẫn cố làm Tiến sĩ, đến mức có người chỉ sau nửa năm lấy được bằng Tiến sĩ của… Mỹ hẳn hoi (dù 1 câu tiếng Anh cũng pó- tay- chấm- com). Chuyện lạ mà thật.

Thiên hạ đổ xô đi học vì…không cần nhiều trí tuệ vẫn có bằng cấp cao (miễn là có tiền tệ). Lúc cơ cấu, cần Thạc sĩ, có ngay. Vị trí cao hơn, cần Tiến sĩ, có ngay. Cần gì nữa? Lí luận chính trị cao cấp, có ngay…vân vân và vân vân.

Chất lượng… khỏi bàn

Nhu cầu xã hội học Thạc sĩ, Tiến sĩ như thế, mục đich học như thế thì chất lượng là chuyện hơi... xa xỉ.  
 
Những ai đã và đang đứng trên bục giảng đại học, có chút tự trọng sẽ rất buồn chứng kiến việc dạy và học sau đại học. Nhiều thầy không nhận hướng dẫn luận văn Thạc sĩ, Tiến sĩ, không nhận làm giám khảo cho các buổi bảo vệ luận văn của sinh viên hệ đào tạo này, chính vì họ rất biết dù thế nào luận văn ấy vẫn được điểm 9 (nhiều sinh viên sau khi được cho điểm 8 đã… khóc nức nở).

Từ lâu, trong trường đại học đã nói nhiều đến “văn hóa chấm điểm”. Gần giống như ba cuộc thi trên truyền hình cốt để cho tất cả cùng vui. Giám khảo 1 cho điểm 9, giám khảo 2 cho 8,5, giám khảo 3 cho 10. Thế là vỗ tay, tặng hoa…
 
Nhu cầu học sau đại học như thế, nên mấy trường đại học có chữ Quốc gia đã có chiến lược chủ yếu đào tạo hệ này. Đào tạo Cử nhân sẽ là thứ yếu. Chiến lược ấy để là mũi nhọn, là quả đấm thép trong hệ thống giáo dục đại học Việt Nam. Hãy chờ xem.

Đại học Bách khoa Hà Nội đã nhìn rõ hệ lụy này và không thể để mất thương hiệu của trường. Nên gần đây trường này đã có nhiều biện pháp khá kiên quyết, cứng rắn với cả thầy và sinh viên, được dư luận hoan nghênh.

Tiến sĩ, Phó GS, GS của Việt Nam có tỉ lệ cao hơn các nước trong khối ASEAN nhưng công trình khoa học lại quá khiêm tốn, quá ít so với họ. Chất xám của chúng ta vẫn còn là… “một vẻ đẹp tiềm ẩn”?
 
Gần đây nhiều báo chí nước ngoài nêu thống kê về trình độ học vấn của các chính phủ trên thế giới, thì chính phủ Việt Nam có học vấn vào loại cao nhất hành tinh, trên cả Nhật Bản, trên cả Hoa Kỳ…Thông tin này có đáng vui không?

Đinh Việt Bình
(Theo www.Dantri.com.vn ngày 29/11/2012)

Thứ Năm, 22 tháng 11, 2012

Du học ÚC: Melbourne - thành phố bốn mùa và nhóm trường đại học tại Melbourne, bang Victoria, Australia


1. Melbourne - "Thành phố bốn mùa"

Melbourne là thủ phủ, là thành phố lớn nhất bang Victoria và là thành phố lớn thứ hai ở Úc sau Sydney. Melbourne không ồn ào, náo nhiệt như những thành phố khác, dù có những tòa nhà cao chọc trời và các trung tâm thương mại sang trọng, nhưng thành phố vẫn có bầu không khí lãng mạn bởi không gian thoáng mát, quang đãng với những vườn cây, hoa cỏ thiên nhiên và nhịp sống êm ả, nhẹ nhàng.
Melbourne có khí hậu ôn hòa với bốn mùa rõ rệt. Đặc biệt nhất là trong mùa hè, có rất nhiều “ngày 4 mùa” – trong một ngày có tới 4 loại khí hậu của xuân, hạ, thu,  đông. Chắc hẳn bạn thấy ngạc nhiên khi nghe nói, vào mùa hè, chính người dân Melbourne cũng phải mang sẵn cho mình khăn quàng, áo ấm khi ra khỏi nhà vì sự "đỏng đảnh" của thời tiết của Melbourne trong một ngày.
 2. Melbourne - Thành phố liên tục đứng Top "Những thành phố đáng sống nhất thế giới" theo đánh giá, xếp hạng của The Economist Intelligence Unit.
Không chỉ là một thành phố lớn, Melbourne còn là nơi tập trung nhiều học viện giáo dục nhất vì thế nó được xem như là thủ đô giáo dục của Úc. Nơi đây được xem là môi trường lý tưởng cho việc học hành vì vậy thu hút rất đông sinh viên, học sinh từ khắp nơi trên thế giới đến du học. Với những điều kiện sống vô cùng thuận lợi và những cơ hội nhìn thấy được cho những người muốn nhập cư vào Úc, không thể phủ nhận Melbourne - cựu thủ đô của nước Úc vào đầu thế kỉ 20 - đang là một điểm đến mơ ước của nhiều du học sinh.
Theo một điều tra mới đây của Economist Intelligence Unit thực hiện về mức độ lý tưởng của nơi cư trú, Melbourne đứng đầu trong danh sách 140 thành phố được xếp hạng, đã vượt qua Vancouver, thành phố giữ vị trí số một trong suốt gần một thập kỷ qua. (http://www.eiumedia.com/index.php/latest-press-releases/item/686-melbourne-gets-gold-for-liveability)
3. Một số trường uy tín tại Melbourne, tiểu bang Victoria
Đại học Melbourne:
-         Nằm trong nhóm G8 với thứ hạng cao - Đại học Melbourne không chỉ mang đến cho bạn bằng cấp quốc tế mà còn khoác cho bạn một tấm áo thương hiệu của một trường đại học đẳng cấp thế giới. Tuy vậy ĐH Melbourne cũng có mức học phí cao đáng kể khiến nhiều du học sinh phải cân nhắc trước khi nộp đơn. Website: http://www.unimelb.edu.au/
Đại học Monash:
-         Monash nằm trong nhóm G8 Top 5% các trường đại học tại Úc. Nổi bật với các ngành y khoa, kinh doanh, công nghệ ... Monash cũng có mức học phí khá cao và không hẳn là sự lựa chọn với tất cả du học sinh nếu xét riêng về chi phí.Website: www.monash.edu.au/
Trường La Trobe Melbourne và Đại học La Trobe
-          La Trobe Mebourne và Đại học La Trobe là 1 mô hình kết nối thành công và lựa chọn số 1 đối với sinh viên Việt Nam và nhiều nước đang phát triển tìm kiếm một trường đại học đẳng cấp quốc tế với mức chi phí hợp lý hơn trong số các trường uy tín cao ở Úc. Hiện tại, LTM có học bổng: giảm gần 30% học phí Tiếng Anh. Website: http://latrobe.edu.au
Học viện MIBT và Đại học Deakin
-          Cũng tương tự như La Trobe Melbourne, Học viện MIBT đảm bảo cầu nối vào ĐH Deakin và là một sự lựa chọn ưu việt trong Top các trường đổi mới có chất lượng cao ở Úc. Website: http://deakin.edu.au
Đại học Ballarat (cơ sở Ballarat và Melbourne)
-          Với Đại học Ballarat bạn có thể lựa chọn học ở Tp Ballarat hoặc ngay ở trung tâm Tp Melbourne với mức học phí rất dễ chịu và không hề cao hơn cơ sở chính. Ballarat là giải pháp tiết kiệm hơn nhưng mang đến cho bạn trình độ giáo dục bậc cao và bằng cấp quốc tế. Website: http://ballarat.edu.au
Đại học Victoria
-          Nằm tại khu phố trung tâm Finders với lợi thế giao thông thuận lợi bậc nhất của Melbourne, Victoria Uni có lợi thế lớn về địa điểm và cũng là một lựa chọn hấp dẫn với các du học sinh trên các khía cạnh: chất lượng đào tạo, học phí và địa điểm. Website: http://vu.edu.au .
 Liên hệ tư vấn và thực hiện thủ tục du học Úc (miễn phí dịch vụ): Trung tâm tư vấn du học VIP
Du học VIP, với hơn 10 năm bề dày kinh nghiệm và được biết đến là Văn phòng tư vấn du học Úc uy tín hàng đầu ở Việt Nam. Mỗi năm có hơn 2.000 sinh viên tới tư vấn du học. Theo thống kê cập nhật năm 2010 và 2011, hơn 80% sinh viên nộp hồ sơ tại VP đều được hỗ trợ xin học bổng khuyến học và học bổng du học bán phần.
Đặc biệt : Quý phụ huynh và các bạn sinh viên được tư vấn bởi các chuyên gia tư vấn giáo dục-du học từng đi du học và làm việc ở Úc.
VP Hà Nội:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC VIP (VIP Study Overseas)
Hotline: 098671890   ĐT: 04-35667559
Địa chỉ văn phòng: Số 17, ngách 71/14 ngõ 71 Hoàng Văn Thái, Thanh Xuân, Hà Nội  (ngõ rộng nhiều chỗ đỗ xe máy, ô tô).
Email: duhocvip@gmail.com và info@duhocvip.com
Website: http://duhocvip.com/du-hoc-uc và http://mangduhocuc.com
Nguồn: Du học VIP

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

Du học Úc: Đại học La Trobe hiện thực hóa giấc mơ của bạn


ĐH La Trobe nổi tiếng trên toàn cầu về thành tích xuất sắc trong học thuật, sự đổi mới và tự hào với đội ngủ giảng viên có tay nghề cao, mang trong mình niềm đam mê truyền đạt kiến thức cho các thế hệ sinh viên.

Lê Vũ, sinh viên Việt Nam đã nhận được Học bổng dành cho sinh viên xuất sắc (AES) để theo học Khóa Thạc sĩ Phân tích Tài chính tại Đại học La Trobe, Australia. Ước muốn trở thành một chuyên viên phân tích tài chính của cô đang dần trở thành hiện thực nhờ vào những bài giảng giàu tính thực tiễn và ứng dụng thực hành tại thành phố quốc tế sôi động Melbourne, Australia.


Lê Vũ - Thạc sĩ Phân tích tài chính tại Đại học La Trobe.


"Tôi thực sự ấn tượng bởi phương châm của ĐH La Trobe" Qui cherchetrouve”, tiếng Việt nghĩa là: “Tìm sẽ thấy” và tin rằng tôi sẽ tìm thấy giấc mơ của mình tại đây. ’

Lê biết mình đã lựa chọn đúng khi theo học tại ĐH La Trobe. Trên thực tế, cô đánh giá cao khả năng áp dụng các kỹ năng cô học được từ các bài giảng vào những tình huống thực trong đời sống, đảm bảo rằng cô được trang bị kỹ càng để đương đầu với những thử thách trong công việc sau này.

Lê cho biết: “Khóa học giàu tính thực tiễn. Chúng tôi đã làm rất nhiều báo cáo phân tích tài chính, giống y như trong thị trường chứng khoán và thậm chí còn đầu tư vào thị trường chứng khoán ảo”

"Chương trình học được xây dựng dựa trên phê chuẩn của Hiệp hội Tài chính Úc (CFA) và tập trung vào phân tích tài chính, xác nhận bảo mật,  và quản lý danh mục đầu tư. Khóa học đã giúp tôi trở thành một nhà Phân tích tài chính chuyên nghiệp”

Lê nhận thấy rằng khóa học không chỉ giúp cô hiểu sâu sắc hơn về thế giới tài chính, mà còn giúp cô nâng cao kỹ năng tiếng Anh, quản lý thời gian và khả năng làm việc theo nhóm.

“Cá nhân tôi nghĩ rằng điều quan trọng nhất mà mọi người gặt hái sau khóa học này là trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp và những nỗ lực.”

ĐH La Trobe nổi tiếng trên toàn cầu về thành tích xuất sắc trong học thuật, sự đổi mới và tự hào với đội ngủ giảng viên có tay nghề cao, mang trong mình niềm đam mê truyền đạt kiến thức cho các thế hệ sinh viên.

"Tôi nhận thấy sự ảnh hưởng thực sự của tất cả các giảng viên ở đây khi họ truyền niềm đam mê của mình tới các sinh viên. Họ cũng rất nhiệt tình giải đáp bất cứ khi nào chúng tôi có thắc mắc. Kết quả là tôi luôn luôn có động lực để nỗ lực học tập hết sức mình."
 
Lúc đầu, Lê nghĩ rằng sẽ rất khó khăn để cô thích nghi với môi trường mới và văn hóa ở Úc, nhưng thay vào đó, cô lại yêu thích với môi trường đa văn hóa nơi đây.

“La Trobe là một trường đại học đa dạng với rất nhiều sinh viên quốc tế cùng với vô số các tổ chức và dịch vụ sinh viên trong khuôn viên trường. Không chỉ trường đại học mới thú vị mà cuộc sống ở đây cũng rất tuyệt vời.”

Trong thời gian rảnh rỗi, Lê thích khám phá thành phố Melbourne bằng cách thả bộ và hòa mình vào dòng người thân thiện với nụ cười thường trực trên môi của thành phố. “Melbourne mang lại cho tôi cảm giác bình yên và hạnh phúc”.

Trong 5 năm, qua những gì cô đã học được ở La Trobe, Lê biết cô ấy sẽ trở thành một nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp với các kỹ năng làm việc trong ngành tài chính.

Lê nói “Sau khi kết thúc khóa học vào tháng Sáu tới, tôi muốn trở về Việt Nam và tìm một công việc phân tích tài chính ở công ty đa quốc gia nào đó . Với trình độ chuyên môn học được từ ĐH La Trobe, tôi thấy bản thân mình như một nhà phân tích tài chính chuyên nghiệp."

“Tất cả các sinh viên ở ĐH La Trobe đều đang xây dựng và theo đuổi ước mơ của họ. Tôi hy vọng ngày càng nhiều sinh viên quốc tế, và đặc biệt là sinh viên Việt Nam sẽ đến ĐH La Trobe trong tương lai để trải nghiệm cuộc sống tuyệt vời ở đây. Với tôi, ĐH La Trobe như là một giấc mơ”

Để được tư vấn, hướng dẫn miễn phí các thủ tục đăng ký du học Đại học La Trobe, quý phụ huynh và các bạn sinh viên hãy liên hệ tới Văn phòng Đại diện tuyển sinh của Đại học La Trobe theo địa chỉ dưới đây:

Văn phòng Du học VIP (VIP Study Overseas)
Số 17, Ngách 71/14, Ngõ 71, Phố Hoàng Văn Thái, Khương Trung, Hà Nội
Website: www.duhocvip.com & www.mangduhocuc.com
Hotline:  098 678 1890. Tel:   04-3566 7559. Fax: 04 - 3566 7481
Email: duhocvip@gmail.com & info@duhocvip.com  


Đại học La Trobe có hơn 26.000 sinh viên, trong đó có hơn 4.500 sinh viên quốc tế đến từ hơn 90 quốc gia. Sự đa dạng này đã tạo ra một môi trường học tập an toàn, tương trợ cho tất cả sinh viên quốc tế. Hệ thống các câu lạc bộ và hiệp hội giúp sinh viên có một cuộc sống sinh viên thú vị nhất tại trường và tận hưởng tất cả những gì mà thành phố Melbourne và Bang Victoria ban tặng. Chi tiết mời quý vị phụ huynh và các bạn sinh viên xem thêm tại website của trường:www.latrobe.edu.au

Chuyển tiếp du học Úc, Đại học La Trobe


ĐH La Trobe được thành lập từ năm 1964 và hiện nay là một trong những trường ĐH lớn nhất, phát triển nhanh nhất và có uy tín nhất về chất lượng giảng dạy và nghiên cứu tại Úc. Các chương trình và khóa học tại ĐH La Trobe đã nhận được nhiều tổ chức uy tín chứng nhận về chất lượng giảng dạy và đào tạo quốc tế.
ĐH La Trobe hiện nay có hơn 23.500 sinh viên đang theo học, trong đó có hơn 2.700 sinh viên quốc tế từ hơn 60 quốc gia trên thế giới và hơn 3000 nhân viên.
Trường có 8 cơ sở học tập trải dài khắp bang Victoria cùng một hệ thống các cơ sở tại các bang khác của nước ÚC cũng như trên thế giới, đặc biệt là tại các nước Châu Á, cung cấp cho sinh viên quốc tế các khoá học đa dạng về lĩnh vực, ngành nghề.
Trường nhận sinh viên học chuyển tiếp từ Việt Nam và các nước khác sang học tại cơ sở tại Úc.
TRUNG TÂM Du học VIP – Văn phòng đại diện tuyển sinh của ĐH La Trobe Úc, tại Hà Nội giới thiệu chương trình hỗ trợ sinh viên chuyển tiếp học tại ĐH La Trobe như sau:
  • Giúp bạn chuẩn bị hồ sơ xin miễn giảm môn học và xin thư mời học của trường
  • Giúp xin học bổng khóa tiếng Anh 5 tuần cho sv học chuyển tiếp khóa Thạc sỹ, có ielts 6.0
  • Xin học bổng 3.000 đô la Úc (65 triệu) cho sv có điểm của khóa học trước đạt loại khá giỏi.
  • Hướng dẫn chuẩn bị hồ sơ xin visa
  • Hỗ trợ đặt chỗ ở, đưa đón sân bay
  • Hướng dẫn tìm việc làm thêm và việc làm sau khi tốt nghiệp.
  • Miễn hoàn toàn phí dịch vụ
  • Chuyển tiếp tới ĐH La Trobe tại Melbourne hoặc Sydney
Dịch vụ hỗ trợ trên dành cho:
  • Sinh viên đang học năm 1, 2 tại các trường đại học Việt Nam
  • Sinh viên đang học/hoặc có bằng Diploma, Advanced Diploma của các chương trình liên kết đào tạo của Úc, Anh, Mỹ, New Zealand, Singapore… tại Việt Nam
  • Sinh viên có bằng Diploma, Advanced Diploma ở Singapore, New Zealand… có nhu cầu học chuyển tiếp sang Úc.
  • Sinh viên có bằng Diploma, Advanced Diploma ở một trường cao đẳng, đại học khác ở Úc… có nhu cầu học chuyển tiếp vào ĐH La Trobe.
Cơ hội học tập tại Úc:
Sinh viên được học trong môi trường sinh viên quốc tế, làm việc bán thời gian 20h/tuần có thêm thu nhập và ở lại làm việc tại Úc sau khi học xong theo chương trình khuyến khích sv quốc tế làm việc của chính phủ Úc.
Để được tư vấn và hỗ trợ, Bạn hãy liên hệ với Văn phòng Du học VIP theo địa chỉ dưới đây:
TRUNG TÂM TƯ VẤN DU HỌC VIP (VIP Study Overseas)
Hotline: 098 678 1890 * Tel: 04-3566 7559 * Fax: 04-3566 7481.
Email:  duhocvip@gmail.com Yahoo: duhocvip * Skype: vip.studyoverseas
Website: www.DuhocVip.com & www.mangduhocuc.com

Điều kiện tiếng Anh du học ĐH La Trobe, Úc


Đại học La Trobe, một trong những đại học hàng đầu về giảng dạy và nghiên cứu với uy tín quốc tế nằm tại thành phố Melbourne xinh đẹp.

Giới thiệu về trường
ĐH La Trobe nổi tiếng về các lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu và chất lượng chương trình đào tạo. Trường có hơn 30 trung tâm nghiên cứu, kết nối với hơn 260 trường đại học trên toàn thế giới, là thành viên của nhóm các trường Đại học Nghiên cứu Đổi mới (IRU) của Úc.
Trường cung cấp các khóa tiếng Anh cũng như cử nhân và thạc sỹ với các chuyên ngành học vô cùng phong phú như: Tài chính, Kế toán, Quản trị kinh doanh, Luật, Nghệ thuật sáng tạo, Báo chí, Thiết kế truyền thông, Quan hệ quốc tế, Truyền thông báo chí, Du lịch, Tổ chức sự kiện, Quản lý thể thao, Quản trị du lịch, Marketing, Xây dựng dân dụng, Khoa học máy tính, Kỹ thuật điện và điện tử, Vi điện, Công nghệ thông tin, Khoa học y tế, Khoa học sức khỏe, Nha khoa, Nhãn khoa, Vật lý trị liệu, Y sinh, Hóa sinh, Dược, Khoa học Nano…
Điều kiện tiếng Anh khi bạn nộp đơn xin học tại Đại học La Trobe:
Thông thường đối với các ngành phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, tài chính và khoa học công nghệ, yêu cầu điều kiện tiếng Anh như sau:
- Cử nhận đại học: IELTS 6.0
- Thạc sĩ: sau đại học: IELTS 6.5
- Tiến sĩ: IELTS 6.5 - 7.0
Lưu ý: Tuy nhiên, các bạn chuẩn bị du học cần lưu ý, có những ngành sau đây đòi hỏi điều kiện tiếng Anh cao hơn mức thông thường:
Cử nhân:
- Yêu cầu IELTS 6.5: nghề báo (journalism), luật học (legal studies), Truyền thông học, Chiến lược truyền thông, một số ngành về Khoa học sức khỏe (liên quan Y học), Dược phẩm.
- Yêu cầu IELTS 7.0 - 7.5: một số ngành về Giáo dục: GD cộng đồng, GD sức khỏe và thể chất, Sư phạm... và một số ngành về Khoa học dinh dưỡng, Y học.
Thạc sĩ/Bằng sau đại học:
- Yêu cầu IELTS 7.0 - 7.5: Giáo dục tiểu học - trung học- người lớn tuổi, TESOL, Công tác cộng đồng, Tư vấn sức khỏe, Tâm lý trị liệu, Tư vấn tâm lý, Liệu pháp sức khỏe, Vật lý trị liệu, Quản trị thông tin y tế và một số ngành khác về Y tế.
Giải pháp khi chưa đáp ứng đủ điều kiện tiếng Anh tại trường:
- Phương án 1: bạn hãy cố luyện thi IELTS tại Việt Nam, tuy nhiên đây là phương pháp không phải ai áp dụng cũng hiệu quả. Có nhiều bạn học mãi nhưng khả năng tiếng Anh không tiến bộ hoặc có nhưng rất chậm do nhiều yếu tố tác động: do phương pháp chưa đúng, do tác động của môi trường, ngoại cảnh không thuận lợi.

- Phương án 2: Đăng ký học tiếng Anh tại Đại học La Trobe, Úc để nối vào khóa chính. Đây đang được coi là một giải pháp ưu việt vì khi học tại Úc, các bạn chìm đắm trong môi trường nghe, nói, đọc, viết bằng tiếng Anh nên thường tiến bộ rất nhanh. Môi trường lớp học cũng được thiết kế sinh động, có độ tương tác cao, do giáo viên bản ngữ giàu kinh nghiệm giảng dạy dưới sự hỗ trợ của các phương tiện kĩ thuật hiện đại. Đặc biệt các bạn không phải thi IELTS khi đã hoàn thành khóa học tiếng Anh do trường yêu cầu.
Trường ĐH La Trobe, Australia đang tuyển sinh năm học 2012 và 2013 như sau:
Các chương trình tuyển sinh bao gồm:
- Khóa học Anh văn
- Dự bị đại học
- Đại học (bằng đơn và kép)
- Thạc sỹ (bằng đơn và kép)
- Tiến sỹ
Thời gian khai giảng các khóa học:
- Khóa học Anh văn: Khai giảng hàng tháng
- Dự bị đại học và đại học: tháng 2, 6, 10
- Thạc sỹ: tháng 2, 7
- Tiến sỹ: thời gian tự chọn
Hạn nộp hồ sơ: các sinh viên từ Việt Nam nên nộp hồ sơ từ 2 - 4 tháng trước ngày khai giảng để hoàn thành các thủ tục xét tuyển học của trường ĐH La Trobe và xin visa du học Úc.
Chi phí du học
Là trường đại học công lập và có sự hỗ trợ của Bang Victoria, ĐH La Trobe có mức học phí rất ưu đãi cho sinh viên quốc tế. Học phí của trường hiện nay là 21.000 - 23.000 AUD/năm, tùy chuyên ngành. Học phí tiếng Anh từ 390 AUD/tuần. Sinh hoạt phí tại Melbourne khoảng 12.000 - 15.000 AUD/năm.
Học bổng du học: Đại học La Trobe đã thông báo áp dụng các chương trình học bổng cho sinh viên Đông Nam Á và quốc tế với mức từ 3000 - 20.000 AUD/sv tùy từng thời điểm, dành cho sinh viên nộp hồ sơ tại VP Tư vấn Du học VIP .
Để được tư vấn đầy đủ các thông tin về trường và hướng dẫn miễn phí các thủ tục đăng ký du học, học bổng, quý vị phụ huynh và các bạn sinh viên hãy liên hệ tới Văn phòng Đại diện tuyển sinh của Đại học La Trobe theo địa chỉ dưới đây:
Văn phòng Du học VIP (VIP Study Overseas)
Yahoo: duhocvip10
Website: duhocvip.com & mangduhocuc.com .

Bản đồ vị trí của trường ĐH La Trobe
Đại học La Trobe tọa lạc tại Bang Victoria, Úc với 6 cơ sở đào tạo
Khuôn viên chính đẹp như một công viên, tọa lạc tại TP Melbourne
Để có thêm thông tin mời quý vị truy cập trang web: www.latrobe.edu.au .

Thời tiết bốn mùa tại Melbourne, Australia

Thời tiết bốn mùa tại Melbourne, Australia

Bốn mùa trong một

Ai đã từng ở Úc nói chung và Melbourne nói riêng đều biết rõ Melbourne, thủ phủ tiểu bang Victoria, là nơi có khi thời tiết bốn mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông thay đổi trong cùng một ngày.
Trong khi thời tiết và mùa trong năm trôi tuần tự từ Xuân sang Hạ rồi đến Thu và sau cùng là Đông, thời tiết Melbourne trong ngày cứ, nói theo người Melbourne, “đảo lộn tứ lung tung, chẳng biết đâu mà lần”
Những hôm tiết trời nóng bức, nhiệt độ có khi hơn 40 C, rất nhiều người đổ ra biển để mong hưởng bầu khí dễ chịu hơn trong thành phố. Tuy ra biển khi trời đang nóng như vậy nhưng ‘dân Melbourne chính hiệu’ cũng thường phải ‘thủ’ sẵn trong xe áo lạnh, và đây là điều khiến nhiều người phương xa ngạc nhiên.

Lạ?

Hiện tượng thay đổi nhiệt độ tại Melbourne rất lạ, nhất là khi bạn đứng tại bờ biển vào lúc hai luồng khí nóng và lạnh giao nhau. Có những lúc, thường là vào xế chiều, nhiệt độ đang khoảng 40 độ C và khi ngoài khơi trời vẫn lặng im thì bỗng nhiên, bạn mơ hồ cảm nhận là trong không khí có cái gì đó khang khác vì trước mặt, có khi cách chưa tới một km không khí như đặc quánh lại, chập chờn giống lúc nhìn qua màn lửa. Thế rồi, gần như chỉ trong vòng một phút, nhiệt độ chỗ bạn đứng đang từ khoảng 40 độ đột ngột giảm xuống 30 rồi có khi chỉ hơn 20 độ C một chút.
Không hiểu có phải là quy luật hay không mà rất nhiều khi kèm với cái nóng nung người là những cơn gió thổi rất mạnh. Chẳng hạn trong vụ cháy rừng gây thiệt hại nhất về nhân mạng ở Úc, khiến 208 người thiệt mạng vào tháng Hai năm ngoái, vào khoảng xế trưa, khi nhiệt độ lên cao nhất là 46.4 độ C thì cũng là lúc gió vần vũ thổi tung bụi đất, uốn oằn cây cối. Hiện tượng gió thổi mạnh cộng với nhiệt độ cao khiến Melbourne và bang Victoria rất dễ bị làm mồi cho hỏa hoạn. Thời gian tiểu bang dễ bị hỏa hoạn nhất là từ cuối tháng Mười tới khoảng tháng Tư. Trên đường từ Melbourne đi Sydney hoặc xuống Adelaide, người ta sẽ phải qua không biết cơ man nào đồi hoặc đồng cỏ chỉ còn trơ những cuống lúa mì vàng úa. Đây không phải là màu vàng tươi kiểu màu nắng Van Gogh từng thể hiện trong các họa phẩm của mình mà là màu vàng nâu, pha sắc hơi xám.
Nhân nói tới nắng, người từ Việt Nam tới Úc lần đầu hẳn sẽ ngạc nhiên khi nhìn thấy có những khi mặt trời ở Úc to cỡ hơn gấp đôi mặt trời Việt Nam, to như ‘cái nia sàng gạo’. Nhiều lúc như vậy, mặt trời rất sáng nhưng không đến nỗi chói chang khiến mắt nhìn bị nhức. Theo giải thích khoa học, sở dĩ có hiện tượng này là vì Úc nằm ở miền cực Nam địa cầu trong khi Việt Nam ở gần đường Xích đạo, do đó, góc nhìn từ Úc lên mặt trời khác với góc nhìn từ Việt Nam.
Trong khoảng từ tháng 12 tới tháng Tư, nếu có dịp vào nhiều khu rừng tiểu bang, bạn sẽ thấy lá khô dòn tan vỡ vụn dưới gót giày. Đây là mùa dễ cháy nhất trong năm, chẳng thế mà người ta vẫn thường bảo ‘mùa cháy rừng lại về’ khi tiết trời bắt đầu trở nóng và nhất là vào tháng 12, lúc không khí có mùi vị đặc trưng khó tả trong lúc gió nóng bắt đầu phần phật thổi vào thành phố. Mùi đặc trưng đó có lúc mơ hồ nhưng nhiều khi rõ rệt tới nỗi có người gọi là ‘mùi mùa Hè Melbourne’.

Thay đổi

Mùa lạnh nhất trong năm là mùa Đông, kéo dài từ đầu tháng Sáu tới hết tháng Chín. Tuy gọi là lạnh nhưng cái lạnh Melbourne không thấm vào đâu so với cái lạnh của nhiều nơi tại Âu Châu hay Bắc Mỹ. Ngay tại Melbourne không có tuyết nên muốn xem hoặc ‘chơi’ tuyết, người ta phải lên những vùng núi cao, cách Melbourne từ hơn 100 tới khoảng 300 km. Những nơi thường có đông người chơi tuyết nhất là Lake Mountain, có độ cao 1530m, Mt Buffalo (độ cao 1695m), Mt Baw Baw (1564m), Falls Creek (1860m), Hotham (1861m), Mt Buller (1804m), còn những nơi như Mt Donna Buang (1250m) hoặc Dinner Plain (1575m), Mt St Gwinear (1514m) hay Mt Stirling (1747m) thì không có mấy người, nhất là người Việt, đến trượt tuyết.
Nếu mùa Hè, Xuân hoặc mùa Đông là ba mùa người ta có thể có nhiều sinh hoạt thú vị như tắm biển, chơi tuyết thì mùa Thu có lẽ là mùa êm đềm nhất đồng thời khá thích hợp cho những chuyến dã ngoại hoặc cắm trại. Thử tưởng tượng lúc tiết trời chỉ vào khoảng trên dưới 20 độ C và khi đường phố bắt đầu ngập lá vàng, còn gì thích thú cho bằng rời thành phố, tạm gác những lo lắng của nợ áo cơm hay những lo toan đời thường, mang lều chõng vào rừng sâu hoặc lên núi hay ra biển dựng trại. Những đêm tiết Thu gió thổi nhẹ tay đèn pin, tay bịch thức ăn đi tìm Kangaroo hay Koala hoặc Wombat để cho chúng ăn. Bên tiếng tí tách của lửa hồng, tiếng thỏ chạy hòa lẫn tiếng Kokaburra hay những loài chim đêm bay ngang lâu lâu làm rơi xuống lều vắng vài ba âm thanh buồn làm chùng cả không gian và khiến thời gian lãng đãng trôi. Cuộc sống thật là tuyệt vời!

Có lẽ không hẳn ngẫu nhiên mà rất nhiều thi, nhạc hoặc họa sĩ ở nhiều phương trời khác nhau đã lấy mùa Thu làm nền cho tác phẩm của mình. Và có lẽ cũng không hẳn ngẫu nhiên khi nhiều tác phẩm nghệ thuật hoặc nhiều cuộc tình, có mùa Thu làm nhân chứng đã trở thành những tác phẩm bất hủ.
Nếu như mùa Thu Hà Nội đã từng quyến rũ Đoàn Chuẩn thì nhiều người từng biết Melbourne có lẽ cũng có nhận định tương tự, nhưng không chỉ mùa Thu mà mọi mùa khác của thành phố thân thương này cũng đều đã quyến rũ họ rồi!
Thế nhưng nói như thế liệu quá tham hay không?
Muốn trả lời câu hỏi này, mời bạn tới Melbourne. Phải nhớ ở càng lâu càng tốt nhé bạn!
Nói nhỏ bạn nghe nhá: có người đã sống tại Melbourne gần ¼ thế kỷ và từng có dịp bươn chải một vài nơi trên địa cầu, bị thành phố này hớp hồn tới nỗi có người hỏi gã có muốn sang sống những nơi khác hay không, gã lắc đầu quầy quậy trả lời: “Melbourne là số một”.
Nguồn: Bay Vút
Các thông tin khác về  du học, du lịch Úc , mời các bạn xem  thêm tại  MangduhocUc.com.